Previous slide
Next slide
Previous slide
Next slide
Trang chủTin tứcTam hợp, tứ hành xung là gì? Đặc trưng nhóm tam hợp 12 con giáp

Tam hợp, tứ hành xung là gì? Đặc trưng nhóm tam hợp 12 con giáp

Theo phong thủy, chúng ta có 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong 12 con giáp thì có những con giáp có bản mệnh hợp nhau và có những con xung khắc nhau. Những con giáp có nét tính cách tương đồng, phù hợp với nhau được gọi là tam hợp. Ngược lại những con giáp xung khắc với nhau thì gọi là tứ hành xung. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về hai khái niệm này nhé!

1. Tam hợp là gì? Cách tính tam hợp chính xác nhất

Tam hợp là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì tam hợp có nghĩa là những con giáp có tính cách, phong cách sống tương đồng nhau,… Chính vì vậy, họ có thể dễ dàng trò chuyện, chung sống hòa hợp với nhau và có thể hỗ trợ nhau thăng tiến trong công việc. Chính vì vậy, người xưa thường khuyên chúng ta nên kết giao bạn bè, tìm kiếm đối tác làm ăn hay dựng vợ gả chồng thì nên chọn đối tượng thuộc các tuổi tam hợp.

Trong 12 con giáp thì khoảng cách giữa 3 con giáp tam hợp là 4 năm. Như vậy trong 12 con giáp, ta sẽ có 4 bộ tam hợp sau đây:

  • Tam hợp Tỵ – Dậu – Sửu (Bộ tam hợp Kim cục): Trong đó chi Tỵ thuộc hành Hỏa, chi Dậu thuộc hành Kim, chi Sửu thuộc hành Thổ.
  • Tam hợp Dần – Ngọ – Tuất (Bộ tam hợp Hỏa cục) bao gồm các tuổi Dần – Ngọ – Tuất. Trong đó chi Dần thuộc hành Mộc, chi Ngọ thuộc hành Hỏa, chi Tuất thuộc hành Thổ. 
  • Tam hợp Thân – Tý – Thìn (Bộ tam hợp Thủy cục). Trong đó chi Thân thuộc hành Kim, chi Tý thuộc hành Thủy, chi Thìn thuộc hành Thổ. 
  • Hợi – Mão – Mùi (Bộ tam hợp Mộc cục):  Trong đó chi Hợi thuộc hành Thủy, chi Mão thuộc hành Mộc, chi Mùi thuộc hành Thổ. 

2. Đặc trưng nhóm tam hợp

Những người trong nhóm tam hợp sẽ dễ dàng gặp may mắn, tâm đầu ý hợp và dễ tạo ra cơ hội phát triển tốt đẹp. Và mỗi một nhóm tam hợp sẽ mang trong mình những đặc trưng riêng. Điều này tạo nên tính cách riêng cũng như vận mệnh của những người nằm trong một nhóm tam hợp, cụ thể như sau:

2.1 Đặc trưng của nhóm tam hợp Dần – Ngọ – Tuất

Nhóm tuổi tam hợp Dần – Ngọ – Tuất yêu thích sự tự do, thích phiêu lưu mạo hiểm, đầy bản lĩnh tự tin

Điểm giống nhau của nhóm tam hợp hợp này là yêu thích sự tự do, thích phiêu lưu mạo hiểm, đầy bản lĩnh tự tin. Người tuổi Ngọ sẽ có rất nhiều ý tưởng sáng tạo nhưng thiếu đi sự quyết đoán nên rất cần những đặc điểm này của người tuổi Dần. Cộng vào sự sáng suốt của người tuổi Tuất thì sự kết hợp này là sự hỗ trợ hoàn hảo cho nhau.

Tuổi Dần vốn nổi tiếng là loài vật mạnh mẽ, quyết đoán nhưng lại khá nóng nảy nên rất cần học tập sự nhẹ nhàng, ân cần đúng lúc của tuổi Tuất để giải quyết mọi việc nhẹ nhàng hơn, đặc biệt là những việc trọng đại.

Xem thêm: Hoang Ốc là gì?

2.2 Đặc trưng của nhóm tam hợp Tỵ – Dậu – Sửu 

Nhóm tam hợp Tỵ – Dậu – Sửu nổi bật với sự thông minh và sức sáng tạo

Người ta thường nói vui với nhau rằng Tỵ – Dậu – Sửu là nhóm tam hợp thuộc những người trí thức. Theo nhiều nghiên cứu về phong thủy, nét tính cách nổi trội của bộ tam hợp Tỵ – Dậu – Sửu đó chính là sự thông minh và sức sáng tạo. 

Ngoài ra, sự bổ trợ của những con người trong nhóm này cũng vô cùng hoàn hảo. Sửu là người thật thà, có trách nhiệm nhưng lại thiếu đi sự nhanh nhẹn. Khuyết điểm này sẽ được khắc phục bằng sự tinh tế, thích nghi linh hoạt của tuổi Tỵ và sự dũng cảm, quyết đoán của tuổi Dậu. Ngược lại, tuổi Dậu lại dũng cảm nhưng lại khá bộc trực, khó kiềm chế được cảm xúc của mình nên cần đến sự nhẹ nhàng, ân cần của Sửu và Tỵ để cân bằng được cuộc sống.

Xem thêm: Kim lâu là gì?

2.3 Đặc trưng của nhóm tam hợp Thân – Tý – Thìn

Nhóm tam hợp Thân – Tý – Thìn nổi tiếng với độ kiên trì

Nói đến độ kiên trì thì không ai qua nổi nhóm Thân – Tý – Thìn. Một khi những người ở nhóm này đã quyết tâm làm gì thì sẽ tìm mọi cách làm bằng được mục tiêu đã đặt ra. Họ thường hành động, làm việc nhiều hơn so với việc kể lể, nói ra.

Mỗi người trong nhóm này mang tính cách khá khác nhau nhưng nó có thể bổ trợ cho nhau. Sự thông minh nhưng có phần thiếu tư tin của tuổi Tý sẽ được sự dũng cảm của tuổi Thìn hỗ trợ.

Ngược lại tuổi Thìn đôi khi lại thiếu sáng tạo, cần đến đôi mắt tinh tế của tuổi Thân và Tý. Tuổi Thân lại cần được tiếp thêm sức mạnh bởi sự nhiệt tình, năng động của tuổi thìn và sự sáng suốt của tuổi Tý.

2.4 Đặc trưng của nhóm tam hợp Hợi – Mão – Mùi

Nhóm tam hợp Hợi – Mão – Mùi rất giỏi giao tiếp và ứng xử khôn khéo

Bộ ba này được gắn cho tên gọi là nhóm ngoại giao, bởi vì cả ba con giáp này đều rất giỏi giao tiếp và ứng xử khôn khéo nên được lòng tất cả mọi người.

Người tuổi Mão có sự khéo léo, nhanh nhẹn nhưng lại khá bảo thủ nên cần sự kiên trì và nhiệt tình của tuổi Hợi cùng sự chân thành và tài ngoại giao của tuổi Mùi để giúp tuổi Mão cải cải thiện khuyết điểm của mình.

Ngược lại, tuổi Hợi rất chăm chỉ, cần cù nhưng sẽ tuyệt vời khi có thêm sự tinh thế, nhanh nhẹn của tuổi Mão và tuổi Mùi thì sẽ thành công hơn. Tuổi Mùi tuy lanh lợi nhưng sẽ vô cùng tuyệt vời nếu có thêm đức tính cần cù, chịu khó của tuổi Hợi.

3 Tứ hành xung là gì? Cách tính tứ hành xung

Sơ đồ xác định nhóm tuổi tứ hành xung

Sau khi đã đi tìm hiểu về tam hợp, chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu về từ hành xung là gì. Tứ hành xung chính là 4 con giáp có quan hệ xung khắc với nhau nằm trong một nhóm. Những người trong nhóm tứ hành xung thường ngược nhau hoàn toàn về tính cách, quan điểm và phong cách sống. Vì vậy, những người trong nhóm này nếu kết hợp lại với nhau thì có thể gây ra nhiều khó khăn, cản trở nhau, thay vì dắt tay nhau đi lên thì lại khiến cho team càng ngày càng thụt lùi.

Theo phong thủy, trong 12 con giáp sẽ có 3 nhóm con giáp xung khắc với nhau. Mỗi nhóm gồm 4 con giáp xung hại nhau, cụ thể như sau:

  • Nhóm 1: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi.
  • Nhóm 2: Dần – Thân – Tỵ – Hợi.
  • Nhóm 3: Tý – Ngọ – Mão – Dậu.

Ngoài những con giáp trong nhóm tứ hành xung trên, bạn cũng cần lưu ý đến những nhóm tứ hành xung lục hại ở dưới đây:

  • Mùi – Tỵ: Đây là sự kết hợp không hài hoà, dễ xảy ra những xui xẻo.
  • Ngọ – Sửu: Dễ tạo ra những điều không may mắn.
  • Dần –  Tỵ: Tạo ra các mối quan hệ không lâu dài.
  • Thân – Hợi: 2 con giáp có tính cách đối lập nhau.
  • Mão – Thìn: Chỉ tạo ra những phiền muộn cho nhau.
  • Dậu – Ngọ: Sẽ cản trở nhau trên đường công danh và sự nghiệp.

4. Đặc trưng nhóm tứ hành xung

Theo tứ hành xung thì các con giáp nằm trong một nhóm sẽ xung khắc với nhau. Sau đây là một số đặc trưng riêng của từng nhóm tứ hành xung.

4.1 Đặc trưng nhóm tứ hành xung Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

Nhóm tứ hành xung Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

Trong nhóm tứ hành xung Thìn – Tuất – Sửu – Mùi thì các cặp Thìn – Tuất; Sửu – Mùi là khắc chế nhau mạnh mẽ nhất. … Người tuổi Thìn mãnh liệt và bốc đồng, còn người tuổi Tuất hay chê bai, giễu cợt. Vậy nên, chúng thường xung khắc mạnh mẽ với nhau.

Tuổi Sửu đại kỵ, xung khắc, không hợp tuổi Mùi, không nên lấy nhau hoặc cùng làm ăn vì sẽ gặp nhiều đại họa, tai nạn, cản trở nhiều điều may mắn.

4.2 Đặc trưng nhóm tứ hành xung Dần – Thân – Tỵ – Hợi

Nhóm tứ hành xung Dần – Thân – Tỵ – Hợi

Trong nhóm tứ hành xung này thì cặp Dần – Thân và cặp Tỵ – Hợi là xung khắc nhau nhất; 2 cặp còn lại là Dần – Hợi và Thân – Tỵ lại không bị khắc chế lẫn nhau.

Tuổi Dần thường có tính cách mạnh mẽ và khả năng lãnh đạo tốt, còn tuổi Thân lại khá nhút nhát, sống hướng nội. Chính sự khác nhau trong tính cách và lối sống khiến cho cặp đôi Dần Thân không thể hòa hợp và không có được tiếng nói chung.

Tương tự đối với Tỵ và Hợi cũng không sở hữu bất cứ sự hợp tác nào. Cặp này chỉ nên làm bạn bình thường, không can thiệp nhiều để tránh vận đen kéo tới.

4.3 Đặc trưng nhóm tứ hành xung Tý – Ngọ – Mão – Dậu

Nhóm tứ hành xung Tý – Ngọ – Mão – Dậu

Trong bộ tứ hành xung Tý – Ngọ – Mão – Dậu, Mão ứng với hành Mộc, Dậu ứng với hành Kim, Tý ứng với hành Thủy, Ngọ ứng với hành Hỏa.

Trong nhóm này thì tuổi Ngọ là con giáp xung khắc mạnh mẽ nhất với tuổi Tý. Hai con giáp này trong bất kì mối quan hệ nào cũng sẽ dễ xảy ra bất hòa, có thể gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống của nhau.  Tý và Mão hay Dậu tuy nằm trong chuỗi tứ hành xung nhưng chỉ xung nhẹ nhau. Tương tự, Ngọ với Mão hoặc Dậu cũng xung nhau chứ không khắc chế mạnh.

5. Các cách hóa giải tứ hành xung

Như chúng ta đã biết, những người trong nhóm tứ hành xung sẽ thường xảy ra cãi vã, áp chế nhau trong công việc, hôn nhân và nhiều vấn đề khác nữa. Vì vậy cần phải tìm cách hóa giải nó. Để hóa giải sự tương khắc trong tứ hành xung, người ta thường dựa vào 3 yếu tố sau

5.1 Hóa giải tứ hành xung dựa trên nguyên lý ngũ hành âm dương

Bất kỳ sự xung khắc nào cũng sẽ có thể được hóa giải thông qua các yếu tố trung gian, giúp trung hòa được hai bên. Vì vậy, nếu bạn biết cách tạo thế cân bằng âm dương, độ xung khắc của các cặp tứ hành xung sẽ được hóa giải.

Ví dụ, nếu vợ chồng tuổi xung khắc với nhau thì có thể sinh con có tuổi ngũ hành cân bằng. Điều này sẽ giúp tuổi bố mẹ hợp nhau hơn và hóa giải được những xung khắc dễ hơn. Hoặc trong làm ăn thì tìm kiếm thêm cộng sự có tuổi mệnh trung gian.

Trong kinh doanh, để hạn chế rủi ro khi hai tuổi xung khắc hợp tác thì người ta có thể chọn thêm một người; để phù hợp với tuổi của cả hai người kia.

5.2 Hóa giải tứ hành xung dựa bằng các phương hướng cân bằng phong thủy

Hóa giải tứ hành xung dựa bằng các phương hướng cân bằng phong thủy sẽ là một gợi ý giúp bạn hạn chế sự tương khắc, tạo sự cân bằng trong phong thủy. Vì vậy, nếu trong quá trình thiết kế xây dựng, bạn biết cách áp dụng các biện pháp phong thủy tốt thì khá thuận lợi. Việc sử dụng phương hướng tốt giúp ngôi nhà tăng sinh khí, ngũ hành cân bằng thuận lợi.

Hóa giải tứ hành xung trong khi xây dựng nhà cửa

Ví dụ cụ thể:

Cặp Tý và Ngọ: Để có thể hóa giải sự tương khắc của cặp đôi này, bạn cần phải tìm nơi tương ứng với tuổi hai người để bồi dưỡng thêm bằng những yếu tố tương sinh. Trong căn nhà, khu vực của mỗi cung như sau:

Khu vực phía Bắc căn nhà thuộc về Chi Tý thì nên treo chuông gió đại diện cho hành Kim.

Khu vực phía Nam căn nhà thuộc về Chi Ngọ thì nên đặt một chậu cây cảnh đại diện cho hành Mộc.

Cách bố trí này sẽ làm giảm tính xung khắc của hai Tý và Ngọ, qua đó giúp gia đình luôn hòa thuận, êm ấm.

5.3 Hóa giải tứ hành xung dựa các vật phẩm phong thủy

Hóa giải tứ hành xung dựa các vật phẩm phong thủy cũng là một gợi ý hay cho các bạn, nó sẽ giúp các mối quan hệ tránh được những xung đột không mong muốn, tạo được tiếng nói chung hơn.

Tùy vào bản mệnh của bản thân và đối phương mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn các vật phẩm như cây phong thủy, các loại tượng gỗ, tượng kim loại hay là, vòng tay phong thủy, đồng hồ phong thủy đều được nhé.

6. Cách vận dụng tam hợp – tứ hành xung trong cuộc sống

Theo quan niệm phong thủy, mỗi người sinh ra đều gắn với một vận mệnh nhất định và được đại diện bởi một con giáp, trong 12 con giáp lại có những tuổi hợp với nhau và có những tuổi kỵ nhau.

Bởi vậy, trước khi tiến hành các công việc trọng đại như kết hôn, làm ăn, xây nhà… thì nên kết hợp với người hợp tuổi để mọi việc được may mắn, “thuận buồm xuôi gió”.

Ví dụ: Trong hôn nhân hay trong tình yêu các cặp giáp Tý và Ngọ thì không nên đến với nhau: Trong ngũ hành thì hai con giáp này mang hành Thủy và Hỏa nên thường đấu tranh, xung đột dữ dội với nhau. Nếu hai tuổi này kết hôn với nhau thì sẽ phải trải qua nhiều sóng gió, tồi tệ nhất là ly hôn.

Tương tự cặp giáp tỵ và Hợi cũng vậy. Hai người tuổi này nếu kết hợp với nhau thì sớm muộn gì cũng chia tay. Bởi vì giữa hai tuổi này luôn có sự hiểu lầm những dự tính của đối phương nên sẽ liên tục xảy ra những cuộc cãi vã, giận dỗi, lâu dần tình cảm bị rạn nứt.

Hy vọng với các thông tin trên của Thiết kế nội thất Housef sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tam hợp, tứ hành xung và cách hóa giải tứ hành xung để giúp cho các mối quan hệ và công việc, làm ăn kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi, suôn sẻ hơn cũng từ đó giúp bạn gặp nhiều may mắn và bình an trong cuộc sống. Hãy nhớ theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan